Dù đã rất quen thuộc trong đời sống, nguyên lý định vị GPS đôi khi vẫn chưa được người dùng quan tâm tìm hiểu. Trên thực tế, GPS hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu truyền về từ các vệ tinh trong không gian quanh Trái Đất. Dựa trên dữ liệu do GPS cung cấp, người dùng có thể sử dụng cho các hoạt động khác nhau trong đời sống hàng ngày. Cùng GPS365 – Giám sát từng giây tìm hiểu ngay nhé!
Hệ thống định vị toàn cầu GPS là gì?
Trên thực tế, GPS là một cụm từ rất quen thuộc mà hầu hết mọi người đều đã từng một lần nghe qua. Nhất là vào giai đoạn bùng nổ công nghệ, GPS đang dần trở thành một “công cụ” không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
GPS vốn là tên viết tắt của Global Positioning System – hệ thống định vị toàn cầu, bao gồm 27 vệ tinh bay xung quanh trái đất. Trong đó, 24 vệ tinh đang hoạt động và 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò dự bị nếu 24 vệ tinh chính hư hỏng hoặc gặp sự cố bất ngờ. Đây đều là các vệ tinh thuộc sở hữu của Mỹ. Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu được cập nhật từ các vệ tinh này cũng là cơ sở để nguyên lý định vị GPS hoạt động bình thường.
Nguyên lý định vị GPS hoạt động trong thực tế
Để thu thập dữ liệu, các vệ tinh nhân tạo sẽ luôn bay vòng quanh Trái Đất và phát tín hiệu ngược về bề mặt trái đất. Khi vệ tinh phát tín hiệu, các máy thu tín hiệu GPS được đặt tại mặt đất sẽ tiếp nhận các thông tin được gửi về. Sau đó, toàn bộ thông tin đã tiếp nhận sẽ được máy tính xử lý bằng các thuật toán đã được cài đặt sẵn.
Kết thúc quá trình xử lý thông tin, vị trí của vật thể cần định vị sẽ được xác định một cách chính xác. Không chỉ vậy, các thông tin liên quan đến tốc độ, hướng di chuyển, hành trình di chuyển và các mốc thời gian di chuyển cũng được xác định rõ ràng.
Xem ngay:
Tính năng định vị GPS trên Iphone – 3 bước sử dụng đơn giản
Hệ thống định vị GPS hoạt động có chính xác không?
Trước sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, GPS ngày nay đã đạt đến độ chính xác rất cao nhờ các hệ thống vệ tinh hoạt động song song. Do đó, các dữ liệu mà vệ tinh gửi về Trái Đất cũng được máy tính tự động so sánh và cập nhật. Chính vì vậy, tính chính xác của dữ liệu cũng gần như được đảm bảo tuyệt đối.
Trên thực tế, bản chất của GPS là việc so sánh thời gian tín hiệu được truyền từ vệ tinh với thời gian máy thu GPS nhận được tín hiệu. Dựa trên độ sai lệch về thời gian truyền – nhận dữ liệu, chúng ta có thể tính được máy thu GPS cách vệ tinh là bao xa. Với nhiều quãng đường đo được tới nhiều vệ tinh máy thu thì sẽ tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống định vị GPS
Hiện nay, GPS được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống. Ngoài những tính năng và tiện ích vượt trội, GPS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm ảnh hưởng đến người dùng.
Ưu điểm của hệ thống định vị GPS
Trên thực tế, định vị GPS sở hữu rất nhiều ưu điểm và tiện ích trong đời sống thường ngày:
- Cung cấp cho cho người dùng vị trí chính xác, được so sánh và cập nhật liên tục.
- Liên kết với bản đồ giúp xác định phương hướng di chuyển và tìm đường dễ dàng.
- Liên kết với nhiều nền tảng, App,… và trang bị thêm nhiều tính năng bổ sung nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của người dùng.
- Cho phép người dùng trên thế giới sử dụng nhiều chức năng của GPS hoàn toàn miễn phí.
- Là hệ thống chính được áp dụng trên các thiết bị smartphone, laptop, tablet,..giúp người dùng sử dụng mọi nơi, mọi lúc.
Nhược điểm của hệ thống định vị GPS
Với nhiều tiện ích vượt trội, GPS được đa số người dùng lựa chọn trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, GPS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm có thể ảnh hưởng đến người dùng.
- GPS có thể gây tốn pin cho thiết bị như điện thoại, máy tính,…khi sử dụng.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi sử dụng: nguy cơ bị nghe lén, nguy cơ bị định vị từ xa, nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư,…
Trước những nguy cơ trên, nhiều nhà sản xuất điện thoại, máy tính đã thiết lập và cải tiến hệ thống bảo mật nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Chính vì vậy, người dùng không nên quá lo lắng khi sử dụng các tính năng của GPS.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách cài định vị ô tô vào điện thoại ĐƠN GIẢN nhất
Cách kiểm tra định vị trên xe ô tô chính xác chỉ 4 bước
Ứng dụng của GPS trong đời sống hàng ngày
Ngoài tính năng cung cấp vị trí, GPS còn có thể xác định khoảng cách và ghi lại hành trình di chuyển của vật thể cần định vị. Không chỉ vậy, GPS còn cho phép các thiết bị định vị truy cập hình ảnh trực tiếp từ vệ tinh nhằm xác định phương hướng và tốc độ di chuyển của vật thể một cách chính xác. Do đó, GPS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong mảng định vị xe máy, ô tô,…vv.
Đặc biệt, GPS còn có khả năng cảnh báo nguy hiểm, kết nối với các phần mềm định vị thứ ba giúp đảm bảo an ninh cho người dùng. Thông qua tính năng trên, người dùng có thể định vị phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô thông qua các thiết bị định vị thông minh. Bằng cách truy cập GPS của chiếc xe, người dùng hoàn toàn có thể khóa xe từ xa hoặc lấy hình ảnh của tên trộm từ chiếc xe.
Xem ngay:
Địa chỉ cung cấp định vị ô tô giá rẻ hàng đầu thị trường
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, GPS 365 là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực lắp định vị ô tô, Cung cấp sửa chữa thiết bị GPS, Thiết bị chống trộm xe máy thông minh, thiết bị định vị hành trình, định vị ô tô không dây dùng pin,..vv.
Với chính sách giá vô cùng hấp dẫn, hợp lý, chúng tôi tin tưởng sẽ làm hài lòng mọi nhu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất. qua đó góp phần đem đến những sản phẩm chất lượng đến tay người sử dụng. Hãy liên hệ ngay với Định vị GPS 365 qua SĐT 0388.38.48.58 để được cung cấp thiết bị định vị tốt nhất.